Không phải tự nhiên nhiều bác sĩ khuyên phụ nữ mang thai nên uống thêm viên uống bổ sung và thuốc sắt cho bà bầu. Theo thống kê, có tới 52% phụ nữ mang thai ở các nước đang phát triển bị thiếu máu do thiếu sắt. Tình trạng thiếu máu do thiếu sắt kéo dài có thể khiến thai nhi bị sinh non, chậm lớn và suy tim bẩm sinh. Vậy các mẹ có nên uống thuốc bổ sung sắt hàng ngày hay không? Thuốc sắt cho bà bầu nên uống khi nào? Trong tất cả các loại thuốc sắt cho bà bầu trên thị trường thì loại nào tốt? Tất cả sẽ được Nutrihome giải đáp ngay trong bài viết sau!
Tại sao phụ nữ mang thai cần uống bổ sung sắt?
Sắt là một khoáng chất quan trọng mà cơ thể cần để tăng trưởng và phát triển. Cơ thể bạn sử dụng sắt để tạo ra hemoglobin (một loại protein có trong máu mang oxy từ phổi đến tất cả các bộ phận của cơ thể) và myoglobin (một loại protein trong tế bào cơ cung cấp oxy cho cơ bắp). Ngoài ra sắt còn là thành phần của một số enzyme trong hệ miễn dịch, tham gia tổng hợp các hormone quan trọng.
Trung bình với một sản phụ khỏe mạnh, thai nhi nặng 3.3kg thì cơ thể người mẹ cần sản xuất thêm 1250ml máu để nuôi dưỡng em bé trong suốt thai kỳ. Do đó, cơ thể người mẹ cần nhiều sắt hơn để tạo ra nhiều máu hơn, cung cấp oxy cho em bé phát triển. Đây cũng chính là lúc thuốc sắt cho bà bầu phát huy vai trò của mình.
Theo một nghiên cứu năm 2018, việc không bổ sung đủ lượng sắt trong thai kỳ khiến mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt, gây chóng mặt, đau đầu, buồn nôn,… thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển não bộ của thai nhi, khiến thai chậm lớn, sinh non, làm tăng nguy cơ tử vong sau sinh. Do đó, mẹ cần uống bổ sung thuốc sắt cho bà bầu mỗi ngày (theo đúng chỉ định của bác sĩ) để ngăn ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt!
Bà bầu nên uống bổ sung sắt vào tháng thứ mấy?
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, mẹ bầu nên uống bổ sung sắt ngay từ tháng thứ nhất của thai kỳ – ngay sau lần khám thai đầu tiên. Cũng theo Viện Dinh dưỡng, thực phẩm thường ngày chỉ cung cấp đủ khoảng 13% nhu cầu sắt mà mẹ và thai nhi cần việc bổ sung thêm thuốc sắt cho bà bầu qua đường uống là hoàn toàn cần thiết.
Mẹ bầu cần bao nhiêu sắt mỗi ngày?
Theo WHO và CDC Hoa Kỳ, mẹ bầu nên bắt đầu uống bổ sung 30 – 60mg sắt (dạng nguyên tố) mỗi ngày ngay từ lần khám tiền sản đầu tiên.
Bên cạnh đó, tất cả sản phụ nên được tầm soát bệnh thiếu máu do thiếu sắt ngay ở lần khám thai đầu tiên và ít nhất một lần trong mỗi ba tháng kế tiếp. Theo đó:
- Nếu mẹ được chẩn đoán bị thiếu máu do thiếu sắt: Các mẹ sẽ được kê đơn bổ sung thuốc sắt cho bà bầu từ 60 – 120mg sắt (dạng nguyên tố) mỗi ngày.
- Nếu nồng độ hồng cầu bình thường: Bạn chỉ cần uống liều bổ sung sắt (dạng nguyên tố) là 30 – 60mg mỗi ngày.
Chú ý: 30mg sắt dạng nguyên tố sẽ tương đương với 150mg Sắt Sulfate Heptahydrate (FeH14O11S) hoặc 90 mg Sắt fumarate (C4H2FeO4) hoặc 250 mg Sắt gluconate (C12H24FeO14).
Thuốc sắt cho bà bầu nên uống khi nào?
Với mẹ không có tiền sử đau hay viêm loét dạ dày, thuốc sắt cho bà bầu có thể được uống khi bụng đói (trước bữa ăn 1 tiếng hoặc sau bữa ăn 2 tiếng) vào sáng sớm, giữa trưa hoặc thậm chí ngay trước đi ngủ.
Tuy nhiên, nếu mẹ là một người có một chiếc dạ dày “nhạy cảm” thì việc uống bổ sung sắt nên được tiến hành ngay trong bữa ăn để ngăn ngừa các tác dụng phụ của sắt như gây đau bụng, buồn nôn, táo bón,…
Mẹ bầu uống sắt bao lâu thì ngưng?
Theo thống kê của WHO, tình trạng thiếu máu hậu thai kỳ là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng ảnh hưởng đến khoảng 27% phụ nữ ở Mỹ sau khi sinh. Trong số những phụ nữ mắc chứng thiếu máu hậu sản, ước tính có khoảng 50% phụ nữ bị thiếu máu do thiếu sắt. Khi đó, lượng sắt dự trữ (myoglobin) bị cạn kiệt trong khi hồng cầu (hemoglobin) vẫn ở mức bình thường hoặc thấp.
Vì thế, Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, phụ nữ cần tiếp tục uống viên sắt cho bà bầu đến ít nhất 6 – 12 tuần sau khi sinh để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt hậu thai kỳ và chỉ ngưng uống thuốc sắt khi mẹ được chẩn đoán khỏe mạnh, không bị thiếu máu. Nếu không, mẹ cần tiếp tục uống thuốc sắt theo chỉ định bác sĩ.
Các loại thuốc sắt cho bà bầu: Loại nào tốt?
Thị trường thuốc sắt hiện nay rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã, bao bì và quy cách đóng gói,…Điều đó vô tình khiến các mẹ hoang mang, không biết giữa “mê hồn trận” các loại thuốc sắt cho bà bầu, uống sắt dạng nước hay viên thì tốt.
Thuốc bổ sung sắt cho bà bầu – dù tồn tại ở dạng nào – đều giúp các mẹ bổ sung sắt nên rất tốt cho bệnh thiếu sắt. Tuy nhiên, mỗi loại thuốc sắt đều có những ưu, nhược điểm nhất định nên các mẹ hãy cân nhắc kỹ đâu là loại thuốc sắt tốt cho bà bầu và phù hợp nhất với bản thân mình:
1. Sắt dạng viên (viên nén / viên nang)
- Ưu điểm: Viên sắt cho bà bầu dạng viên tiện lợi, dễ mang theo bên mình, có thể uống ở bất kỳ đâu theo đúng liều lượng quy định.
- Nhược điểm: Dễ gây đau dạ dày khi uống lúc bụng đói, sắt viên kiêng kị dùng chung với sữa, trà, cà phê nên dễ gây bất tiện.
2. Sắt dạng lỏng (siro, syrup, ống dung dịch nhỏ giọt)
- Ưu điểm: Thuốc bổ sung sắt cho bà bầu dạng lỏng được hấp thu nhanh hơn dạng viên, dễ nuốt, dễ uống.
- Nhược điểm: Khó canh liều lượng chuẩn từng ml hay từng mg cũng như không được dùng chung với sữa, trà và cà phê ít nhất 1 – 2 giờ trước và sau khi uống sắt.
3. Sắt vô cơ (sắt non-heme)
Thường ở dạng hợp chất sắt sulfate.
- Ưu điểm: Là loại sắt lành tính nhất, ít gây tác dụng phụ, và có thể được gia tăng hiệu quả hấp thu khi dùng kèm với các trái cây giàu vitamin C.
- Nhược điểm: Tỷ lệ hấp thụ cực kỳ kém (ít hơn 2% lượng sắt vô cơ nạp vào cơ thể được hấp thụ).
4. Sắt hữu cơ (còn gọi là Sắt Heme)
Thường ở dạng hợp chất sắt fumarate và sắt gluconate.
- Ưu điểm: Hấp thụ nhanh hơn so với sắt vô cơ, ít bị các chất khác như sữa tươi, trà và cà phê ngăn cản sự hấp thụ, ít gây kích ứng hơn.
- Nhược điểm: Giá thành cao hơn các loại thuốc sắt vô cơ.
Tiêu chí lựa chọn thuốc sắt cho bà bầu
Thị trường thực phẩm chức năng nói chung và thị trường các loại thuốc sắt cho bà bầu hiện nay nói riêng đang khá “bát nháo”. Nếu không cẩn thận, các mẹ rất dễ dàng mua phải các loại sắt cho bà bầu thuộc hàng “chợ” trôi nổi, hàng xách tay, hàng trốn thuế…gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí đến cả tính mạng.
Do đó, các mẹ hãy nhanh tay bỏ túi 5 “bí kíp” lựa chọn thuốc sắt tốt cho bà bầu cực kỳ hữu ích sau để tránh rơi vào trường hợp “tiền mất tật mang” nhé:
1. Thuốc sắt cho bà bầu chính hãng được Bộ Y tế cấp phép lưu hành
Mẹ chỉ nên mua các loại thuốc sắt cho bà bầu trên thị trường đã được Bộ Y tế cấp phép bởi theo Điều 36 (Thông tư 32/2018/TT-BYT) quy định tại Việt Nam, chỉ có Bộ Y Tế mới có thẩm quyền cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc.
Theo đó, để được cấp phép lưu hành bán thuốc bổ sung sắt cho bà bầu, cả nhà sản xuất thuốc trong nước và nhà nhập khẩu đều cần phải có “Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc”, riêng nhà nhập khẩu phải cần thêm xác nhận của cơ sở sản xuất thuốc ở nước ngoài đạt tiêu chuẩn GMP.
Quy trình pháp lý xoay quanh việc cấp phép lưu hành các loại sắt cho bà bầu sắt sở dĩ phải trải qua nhiều vòng kiểm định rất nghiêm ngặt vì mục đích chính là để bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng nói chung và sức khỏe cho mẹ và cho bé nói riêng.
2. Thuốc sắt đã được chia sẵn hàm lượng tiêu chuẩn hàng ngày
Các mẹ lưu ý, chỉ nên mua thuốc sắt đã được chia sẵn hàm lượng tiêu chuẩn, cũng như trên vỏ bao bì có in chính xác liều lượng (số miligam sắt) cần có trong mỗi viên thuốc; bởi thuốc sắt cho bà bầu khi dùng không đủ liều lượng sẽ không có hiệu quả điều trị bệnh thiếu máu, còn một viên sắt quá liều sẽ gây ngộ độc sắt, có thể nguy hiểm đến tính mạng.
3. Thuốc sắt hữu cơ cho bà bầu, dễ hấp thụ
Trong thuốc sắt, sắt hữu cơ thường tồn tại dưới dạng hợp chất sắt fumarate, sắt gluconate, sắt bisglycinate. Theo một báo cáo cho thấy, sắt hữu cơ được cơ thể hấp thụ nhanh hơn gấp 10 lần sắt vô cơ. Cụ thể, sắt hữu cơ khi vào cơ thể sẽ được niêm mạc tá tràng hấp thụ tới 20% khối lượng, thay vì chỉ 2% so với sắt vô cơ.
Mẹ bầu nào dạ dày yếu, e ngại các tác dụng phụ của thuốc sắt trong thai kỳ thì có thể ưu tiên sử dụng sắt hữu cơ để vừa đạt hiệu quả điều trị thiếu máu nhanh, vừa hạn chế tác dụng phụ của thuốc sắt đến sức khỏe cả mẹ và bé.
4. Chứa thêm vitamin C và vitamin B9 (axit folic)
Theo nghiên cứu, Vitamin C (Axit ascorbic) có thể giúp cơ thể tăng cường sự hấp thụ sắt vô cơ (sắt từ nguồn thực vật) mạnh mẽ. Bên cạnh đó, WHO cũng khuyến nghị nên bổ sung sắt chung với 0.4 mg vitamin B9 (axit folic) qua đường uống hàng ngày để ngăn ngừa thiếu máu và các rối loạn phát triển của thai nhi ở phụ nữ trẻ.
Do đó, bạn nên lựa chọn những loại thuốc sắt có đính kèm 2 thành phần “trợ thủ đắc lực” là vitamin C và axit folic để tối ưu hóa khả năng hấp thụ sắt vào cơ thể, rút ngắn thời gian điều trị thiếu máu hoặc tăng cường hiệu quả ngăn ngừa bệnh thiếu máu.
5. Không chứa các thành phần gây dị ứng
Mang thai là một giai đoạn nhạy cảm với cả mẹ và bé bởi trong giai đoạn này, mẹ không được sử dụng bất kỳ loại thuốc kháng sinh nào để điều trị dị ứng (nếu có) do mẫn cảm với các thành phần khác có trong thuốc sắt.
Vì thế, để tránh “rước họa vào thân”, các mẹ tuyệt đối chỉ nên lựa chọn thuốc sắt “sạch”, không chứa các thành phần đã từng làm mẹ bị dị ứng trong quá khứ. Tốt nhất, các mẹ không nên tự ý mua thuốc sắt nếu chưa nhận được chỉ định hay lời khuyên từ bác sĩ.
Review 20 loại thuốc sắt cho bà bầu được tin dùng nhất hiện nay
1. Thuốc sắt cho bà bầu Blackmores Pregnancy Iron
Hãng sản xuất: Blackmores – đạt chứng chỉ Thực hành Tốt Sản xuất (GMP) cấp bởi TGA – cơ quan quản lý dược phẩm nghiêm ngặt của Úc.
Thành phần: Sắt Glycinate 87.7 mg (cung cấp 24 mg Sắt cho cơ thể).
Đối tượng sử dụng: Chỉ dành cho phụ nữ đang trong thai kỳ và sau khi sinh.
Liều dùng: 1 viên / ngày sau khi ăn sáng hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
Giá bán tham khảo: 235.000 đồng / lọ 30 viên.
2. Sắt cho bà bầu tổng hợp Elevit
Hãng sản xuất: Delpharm Gaillard (Pháp) – nhập khẩu vào Việt Nam bởi tập đoàn Bayer
Thành phần: 14 mg Sắt kèm 12 vitamin (A, B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, B12, C, E, D) và 7 khoáng chất khác (Canxi, Magiê, Kẽm, Mangan, I-ốt, Selen, Đồng).
Đối tượng sử dụng: Phụ nữ chuẩn bị bước vào thai kỳ, đang mang thai hoặc đang cho con bú.
Liều dùng: 1 viên / ngày, có thể uống 1 tháng trước khi mang thai.
Giá bán tham khảo: 359.000 đồng / hộp 30 viên.
3. Thuốc sắt cho bà bầu Avisure Safoli
Hãng sản xuất: Công ty Cổ phần Dược phẩm CPC1 Hà Nội.
Thành phần: 166.67 mg Sắt hydroxide polymaltose (tương đương 50 mg sắt nguyên tố) và 0.35 mg acid folic (vitamin B9).
Đối tượng sử dụng: Chỉ dùng cho phụ nữ đang trong thai kỳ.
Liều dùng: 1 viên / ngày hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
Giá bán tham khảo: 340.000 đồng / hộp 30 viên nang.
4. Thuốc sắt cho bà bầu Chela Ferr Forte
Hãng sản xuất: Olimp Laboratories (Ba Lan).
Thành phần: 28 mg Sắt cùng 40 mg Vitamin C, 400 ug Folic acid và 1.4 mg vitamin B6, 2.5 ug Vitamin B12.
Đối tượng sử dụng: Trẻ em trên 3 tuổi (cần có sự tư vấn của bác sĩ), người trưởng thành thiếu sắt, mẹ đang mang thai và cho con bú.
Liều dùng: 1 viên / ngày sau khi ăn hoặc theo bác sĩ chỉ định.
Giá bán tham khảo: 275.000 đồng / hộp 30 viên.
5. Viên bổ sung sắt của DHC Nhật Bản
Hãng sản xuất: DHC (Nhật Bản).
Thành phần: 10 mg sắt, 70 μg acid folic (vitamin B9) và 1μg vitamin B12.
Đối tượng sử dụng: Dành cho người trưởng thành bị thiếu sắt, bao gồm thiếu nữ tuổi dậy thì, phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú.
Liều dùng: 2 viên / ngày (theo khuyến cáo của nhà sản xuất) hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
Giá bán tham khảo: 229.000 đồng / gói 60 viên.
6. Thuốc sắt Ferrovit
Hãng sản xuất: Mega (Thái Lan).
Thành phần: 162 mg Sắt fumarate, 0.75 mg acid folic và 7.5 μg vitamin B12.
Đối tượng sử dụng: Người dùng ở mọi lứa tuổi bị thiếu sắt.
Liều dùng: 1 viên / lần x 1-2 lần / ngày hoặc theo bác sĩ chỉ định.
Giá bán tham khảo: 80.000 đồng / hộp 5 vỉ x10 viên nang mềm.
7. Viên sắt Tardyferon B9
Hãng sản xuất: Pierre Fabre (Pháp).
Thành phần: 154.53 mg Sắt sulfat (tương đương 50 mg sắt) và 0.35 mg acid folic (vitamin B9).
Đối tượng sử dụng: Bất kỳ đối tượng nào thiếu sắt, bao gồm cả trẻ em và phụ nữ trước, trong, sau thai kỳ.
Liều dùng: 1 viên / ngày hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
Giá bán tham khảo: 80.000 đồng / hộp 3 vỉ x 10 viên.
8. Viên sắt cho mẹ bầu Doppelherz Vital Pregna
Hãng sản xuất: Tập đoàn Queisser Pharma (Đức)
Thành phần: 14 mg Sắt, 400μg acid folic, 176 mg Omega 3 cùng nhiều loại vitamin khác như vitamin A, C, E, D3, B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, B12.
Đối tượng sử dụng: Phụ nữ sắp mang thai, đang mang thai và đang cho con bú.
Liều dùng: 1 viên / ngày. Uống trực tiếp trong bữa ăn (không được nhai).
Giá bán tham khảo: 324.000 đồng / hộp 30 viên.
9. Thực phẩm bổ sung sắt Doppelherz Aktiv Haemo Vital
Hãng sản xuất: Doppelherz thuộc tập đoàn Queisser Pharma (Đức).
Thành phần: 20 mg Sắt, 5 mg kẽm, 500 mcg đồng cùng 4 loại vitamin A, B2, B6, B12.
Đối tượng sử dụng: Bất kỳ ai được chẩn đoán thiếu máu do thiếu sắt.
Liều dùng: 1 viên / ngày. Uống kèm với nước trong bữa ăn (không được nhai).
Giá bán tham khảo: 355.000 đồng / hộp 2 vỉ x 15 viên.
10. Bột uống bổ sung sắt cho bà bầu Sideral Folic của Ý
Hãng sản xuất: PharmaNutra (Ý).
Thành phần: 21 mg Sắt, 400 mcg acid folic (vitamin B9), 70 mg vitamin C, 10 mcg Vitamin D, 121.75 mcg Vitamin B, 1 mg Vitamin B6.
Đối tượng sử dụng: Chỉ dùng cho người trưởng thành, đặc biệt là phụ nữ thiếu máu, đang mang thai hoặc cho con bú.
Liều dùng: 1 gói / ngày. Dốc trực tiếp vào khoang miệng (không cần hòa tan với nước).
Giá bán tham khảo: 550.000 đồng / hộp 20 gói.
11. Viên uống Hematoferol bổ sung sắt và axit folic cho bà bầu
Hãng sản xuất: MedEQ (Anh).
Thành phần: 45 mg Sắt sumarat, 800 mcg acid folic (vitamin B9), 12 mg vitamin C, 6 mg vitamin B6 và 12 mcg vitamin B12.
Đối tượng sử dụng: Bất kỳ trường hợp thiếu máu nào (bao gồm thanh niên tuổi dậy thì, phụ nữ tiền thai sản, trong thai kỳ hoặc hậu sản, người bị mất máu do phẫu thuật hoặc chấn thương).
Liều dùng: 1 viên/ngày. Uống 60 phút sau giờ ăn trưa.
Giá bán tham khảo: 285.000 đồng / hộp 3 vỉ x 10 viên.
12. Thuốc sắt cho bà bầu Fe-Nana
Hãng sản xuất: Công ty TNHH TM DP An Phú (Việt Nam).
Thành phần: 20 mg Sắt Polymaltose (dạng nano) giúp hấp thu nhanh, 0.4 mg Acid Folic (vitamin B9) cùng nhiều vitamin khác như Vitamin A (200 IU), Vitamin D3 (200 IU), 0.6 mcg Vitamin B12, 50 mg DHA, 50 mg EPA,…
Đối tượng sử dụng: Chỉ dùng cho người trên 18 tuổi bị thiếu sắt.
Liều dùng: 1-2 viên / lần / ngày hoặc theo bác sĩ chỉ định.
Giá bán tham khảo: 95.000 đồng / hộp 2 vỉ x10 viên.
13. Viên uống bổ sung sắt Nature Made Iron
Hãng sản xuất: Nature Made (Mỹ).
Thành phần: 325 mg Sắt sulfate (tương đương 65 mg sắt nguyên tố).
Đối tượng sử dụng: Dành cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên hoặc người trưởng thành bị thiếu máu do thiếu sắt.
Liều dùng: 1 viên / ngày hoặc theo bác sĩ chỉ định.
Giá bán tham khảo: 328.000 đồng / lọ 365 viên.
14. Viên uống bổ sung sắt Puritan’s Pride Iron Ferrous Sulfate
Hãng sản xuất: Puritan’s Pride Inc (Mỹ).
Thành phần: 205 mg Sắt sulfate sấy khô (tương đương 28 mg sắt nguyên tố) cùng nhiều phụ liệu khác.
Đối tượng sử dụng: Dùng cho phụ nữ thiếu máu do thiếu sắt, rong kinh kéo dài, đang mang thai và cho con bú.
Liều dùng: Uống 1 viên / ngày. Uống với nhiều nước trong khi ăn hoặc trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ đều được.
Giá bán tham khảo: 495.000 đồng / hộp 100 viên.
15. Viên uống bổ sung sắt hữu cơ Feripro
Hãng sản xuất: Desmol Pharma (Việt Nam).
Thành phần: Sắt hữu cơ dưới dạng 200 mg Sắt (III) hydroxid polymaltose (tương đương 40 mg sắt nguyên tố), 20 mcg vitamin C, 400 mcg acid folic (vitamin B9), 3 mg vitamin B6, 10 mcg vitamin B12.
Đối tượng sử dụng: Người bị thiếu máu, da dẻ xanh xao. Phụ nữ chuẩn bị có thai, đang mang thai và cho con bú.
Liều dùng: 1 viên / ngày sau bữa ăn.
Giá bán tham khảo: 179.000 đồng / hộp 30 viên nang.
16. Thuốc sắt cho bà bầu SiderAL Forte
Hãng sản xuất: Farmaceutici Procemsa S.P.A (Ý).
Thành phần: 30 mg Sắt theo công nghệ Sắt Sucrosomial® độc quyền giúp tăng hấp thụ sắt lên 4.75 lần so với sắt bình thường, 70 mg vitamin C.
Đối tượng sử dụng: Tất cả mọi người bị thiếu máu do thiếu sắt.
Liều dùng: 620.000 đồng / hộp 2 vỉ x10 viên.
.
17. Mason Natural Ferrous Gluconate
Hãng sản xuất: Mason Natural (Mỹ).
Thành phần: 27 mg Sắt dưới dạng sắt gluconate.
Đối tượng sử dụng: Bất kỳ người trưởng thành nào bị thiếu sắt (bao gồm cả người ăn kiêng, ăn chay bị thiếu sắt, phụ nữ thiếu sắt do rong kinh, đang trong thai kỳ, cho con bú hoặc hậu thai kỳ).
Liều dùng: 1 – 2 viên / ngày. Uống cùng với thức ăn hoặc theo bác sĩ chỉ định.
Giá bán tham khảo: 270.000 đồng / lọ 100 viên.
18. Vitabiotics Feroglobin
Hãng sản xuất: Vitabiotics LTD (Anh).
Thành phần: 24 mg Sắt fumarat cùng 12 mg Kẽm sulfat, 5 mg vitamin B6, 2 mg Đồng sulfat, 500 μg Folic acid, 10 μg vitamin B12.
Đối tượng sử dụng: Bà mẹ mang thai, cho con bú, vận động viên,…hay bất kỳ đối tượng nào trên 13 tuổi cần bổ sung sắt.
Liều dùng: Uống 1 viên / ngày với nước lạnh sau bữa ăn hoặc theo bác sĩ chỉ định.
Giá bán tham khảo: 297.000 đồng / hộp 30 viên.
19. Thuốc sắt cho bà bầu Fevita DHA
Hãng sản xuất: Medistar Việt Nam.
Thành phần: 55 mg Sắt Fumarate, 500 mg dầu cá, 30 mg vitamin C, 400 mcg acid folic cùng nhiều vitamin và khoáng chất khác như vitamin B1, B2, B3, B5, B7, B12, i-ốt, kẽm.
Đối tượng sử dụng: Chỉ dùng cho đối tượng trên 9 tuổi bị thiếu máu do thiếu sắt.
Liều dùng: Uống 1-2 viên / lần x 1-2 lần / ngày hoặc theo bác sĩ chỉ định.
Giá bán tham khảo: 250.000 đồng / lọ 30 viên.
20. PM Procare
Hãng sản xuất: Catalent (Úc).
Thành phần: 5 mg Sắt fumarate, 500 mg dầu cá ngừ, 130 mg DHA, 30 mg EPA cùng 9 loại vitamin thiết yếu (A, C, E, D3, B2, B3, B5, B6, B12).
Đối tượng sử dụng: Đặc biệt dành cho phụ nữ đang trong thai kỳ cần bổ sung sắt. Bên cạnh đó, PM Procare có chứa DHA và EPA hỗ trợ não bộ thai nhi phát triển khỏe mạnh, giảm nguy cơ sinh non nên tốt cho cả mẹ và bé.
Liều dùng: Uống 1 viên / ngày tối thiểu 1 tháng trước khi mang thai.
Giá bán tham khảo: 252.000 đồng / hộp 30 viên nang mềm.
Mang thai không uống sắt có sao không?
Khi mang thai, tổng lượng máu trong cơ thể của các mẹ sẽ tăng thêm từ 20% đến 30% trong suốt thai kỳ, nên nếu không uống thêm thuốc sắt cho bà bầu, mẹ sẽ có nguy cơ rất cao (có thể lên đến 99%) đối diện với căn bệnh thiếu máu do thiếu sắt.
Ban đầu, nếu bệnh thiếu máu chỉ xuất hiện ở dạng nhẹ thì các mẹ sẽ không thấy bất kỳ dấu hiệu gì bất ổn. Tuy nhiên, nếu tình trạng thiếu sắt tiếp tục kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, chẳng hạn như tình trạng thai nhẹ cân khi sinh ra không đạt 2.5kg, trẻ sinh non sớm hơn 37 tuần tuổi, mẹ dễ trầm cảm sau sinh,…
Do đó, hãy đến ngay bác sĩ đa khoa gần nhất để tiến hành kiểm tra công thức máu, tầm soát nồng độ hồng cầu ngay khi cơ thể bạn xuất hiện các triệu chứng của bệnh thiếu máu do thiếu sắt, chẳng hạn như:
- Mệt mỏi, ớn lạnh.
- Khó thở, hay ù tai, chóng mặt, nhức đầu, mất thăng bằng, suy nhược.
- Tim đập nhanh, da dẻ nhợt nhạt (đặc biệt là da lòng bàn tay, bàn chân), da khô, nứt nẻ hoặc dễ bị bầm tím.
- Đau lưỡi.
- Chân hay bị đau nhói, tình trạng tê chân kéo dài buộc bạn phải di chuyển chân liên tục.
Hệ thống Phòng khám dinh dưỡng Nutrihome cung cấp dịch vụ “Xét nghiệm vi chất – Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi” với chi phí cực kỳ tiết kiệm.
Đến với dịch vụ này, các mẹ sẽ được xét nghiệm công thức máu cùng dàn máy “khủng” ULPC chuyên định lượng nồng độ vi chất và hồng cầu có trong máu để phân tích xem các mẹ có bị thiếu máu không. Từ đó, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị chính xác và cho bổ sung thuốc sắt kịp thời để giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.
Tình trạng bà bầu thiếu sắt hiện này không phải hiếm. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, có ít nhất 21% bà bầu trên toàn thế giới bị thiếu máu do thiếu chất sắt. Do đó, bên cạnh việc bổ sung các loại sắt cho bà bầu theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần tích cực ăn nhiều các loại thực phẩm giàu sắt, chẳng hạn như thịt đỏ, nội tạng động vật, các loài hải sản có vỏ (nghêu, trai, sò, ốc) và các loại rau có màu xanh đậm (bông cải xanh, rau bó xôi, cải bẹ xanh,…) để ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt một cách triệt để!
Mẹ bầu cần lưu ý gì khi uống thêm thuốc sắt?
Sắt được hấp thụ tốt nhất khi bụng đói. Tuy nhiên, sắt có thể gây co thắt dạ dày, buồn nôn và tiêu chảy ở một số người. Với những mẹ có tiền sử đau dạ dày, tốt nhất mẹ uống viên sắt cho bà bầu ngay trong bữa ăn để tránh vấn đề này.
Sắt được cơ thể hấp thụ tốt hơn khi uống chung với các thực phẩm chứa nhiều vitamin C và sẽ bị hạn chế hấp thu nếu bữa ăn có quá nhiều hợp chất tanin (trà và cà phê) hoặc các khoáng chất khác như canxi, kẽm, phốt pho. Do đó các mẹ:
- Không nên uống sữa, trà, cà phê cùng lúc với thuốc bổ sung sắt và nên chờ tối thiểu 2 giờ sau khi uống các thức uống trên thì mới được uống thuốc sắt.
- Chỉ nên uống sắt cùng với nước ép hoa quả giàu vitamin C như nước ép cam, ổi, táo,…để rút ngắn thời gian hấp thu sắt vào cơ thể.
Trên đây là toàn bộ thông tin các mẹ cần biết về thuốc sắt cho bà bầu. Việc bổ sung chất sắt cho mẹ bầu đúng và đủ là việc làm rất quan trọng để có một thai kỳ khỏe mạnh. Mẹ mang thai cần cân nhắc lựa chọn loại thuốc sắt tốt cho bà bầu phù hợp trong rất nhiều thuốc bổ sung sắt cho bà bầu hiện đang được bày bán trên thị trường với liều lượng và thời điểm uống thích hợp. Hy vọng qua bài viết này, mẹ đã hiểu rõ vai trò của chất sắt cũng như chọn được loại thuốc bổ sung sắt cho bà bầu phù hợp với nhu cầu của mình. Chúc các mẹ thai kỳ khỏe mạnh và thật nhiều sức khỏe!