Trẻ 4 tháng tuổi: Phát triển, dinh dưỡng, vận động

Trẻ 4 tháng tuổi: Em bé của bạn đang trở thành một "công dân" nhỏ tuổi ở tháng thứ 4 và sẽ làm bạn ngạc nhiên bằng những tính cách rất riêng của mình. Bạn sẽ nhận ra bé có nét gì giống với tính cách của ai đó mà bạn rất quen, có thể là của chính bạn hay là bố của bé, giống như là một bản sao bé nhỏ vậy. Nhưng cũng có khi bé lại có tính tình khác hẳn, không giống ai trong gia đình, đôi lúc khiến bạn không thể hiểu nổi.

Bạn đã có vài tháng để làm quen với em bé, và cũng đã biết cách chăm sóc cho bé thoải mái, vui vẻ rồi. Đây cũng là điều quan trọng nhất trong quãng thời gian làm mẹ, có thể đoán trước bé cần gì, và đáp ứng cho bé. Việc này đôi lúc dễ dàng, nhưng cũng có lúc bé thật khó chịu và bạn chẳng thể hiểu nổi bé muốn gì mà đáp ứng. Điều này vẫn thường xảy ra và bạn đừng để bị mất tự tin về khả năng làm mẹ tuyệt vời của mình nhé. Điều gì đặc biệt trong sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi? Bé 4 tháng tuổi biết làm gì hay mẹ cần chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi như thế nào? Mẹ tìm hiểu ngay nhé!

>> Tham khảo: 

  • Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Cách chữa táo bón ở trẻ em

Các chỉ số tiêu chuẩn của trẻ 4 tháng tuổi

Khi bước vào giai đoạn 4 tháng tuổi, bé sẽ có sự phát triển nhanh chóng, vì vậy ba mẹ cần quan sát các số đo của bé để xác định tình trạng sức khỏe chung, tránh trường hợp bé bị suy dinh dưỡng. Về cơ bản, ba mẹ cần nắm bắt 5 các chỉ số tiêu chuẩn gồm:

Chỉ số

Bé trai

Bé gái

Chiều dài

Khoảng 59.7 - 69.9cm

Khoảng 58.6 - 68.2cm

Cân nặng

Khoảng 5.9 - 9.1kg

Khoảng 5.5 - 8.5kg

Vòng đầu

Khoảng 39.7 - 44.5cm

Trung bình 42.1cm

Khoảng 38.8 - 43.6cm

Trung bình 41.2cm

Vòng ngực

Khoảng 38.3 - 46.3cm

Trung bình là 42.3cm

Khoảng 37.3 - 44.9cm

Trung bình 41.1cm

Thóp

Thóp trước chưa khép lại, thóp sau và đường khớp đã khép lại.

>> Tham khảo: 

  • Hướng dẫn chi tiết cách bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ
  • Cách mũi tiêm cho trẻ sơ sinh

Ba mẹ cần quan sát các số đo của bé để xác định tình trạng sức khỏe chung

Ba mẹ cần quan sát các số đo của bé để xác định tình trạng sức khỏe chung (Nguồn: Sưu tầm)

Giấc ngủ của trẻ 4 tháng tuổi

Vào thời điểm bé 4 tháng tuổi, có thể em bé của bạn ngủ các giấc ngắn hơn vào ban ngày và dài hơn, liên tục vào ban đêm. Tuy nhiên bé vẫn cần phải ngủ nhiều vào ban ngày, bạn không nên bị bé "dụ dỗ" để được thức nhiều hơn. Cả giấc ngủ ngày và ngủ đêm đều có ảnh hưởng lẫn nhau nên bạn đừng quan niệm sai lầm là nếu không cho bé ngủ nhiều vào ban ngày thì ban đêm bé sẽ ngủ ngoan hơn. Mà ngược lại, bạn nên sắp xếp để bé ngủ hài hòa cả ngày lẫn đêm, cũng đừng đánh thức bé để cho bú hoặc vỗ về, nựng nịu.

Có nên mắng trẻ 4 tháng tuổi? Một em bé 4 tháng tuổi thực sự đã biết biểu lộ ý muốn của mình. Bé đã bắt đầu biết chống đối khi bị bắt đi ngủ. Hãy cố gắng giữ cho bạn luôn dịu dàng, bình tĩnh khi chăm sóc bé, và "rủ rê" chồng cùng chăm sóc con càng nhiều càng tốt. Bạn hãy tìm thêm thông tin về giấc ngủ của trẻ trên trang web này, và chọn cho gia đình mình những phương pháp hữu ích nhất.

>> Tham khảo: 

  • Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng
  • Chế độ ăn của trẻ 0 -12 tháng tuổi

Em bé của bạn sẽ ti sữa ngoan hơn rất nhiều trong thời điểm trẻ 4 tháng tuổi. Những khó khăn ban đầu khi cho bé bú sữa sẽ dần mất đi, bởi em bé của bạn đã khá thành thạo bú ti rồi.

Trẻ 4 tháng tuổi cần bổ sung dưỡng chất gì? Sữa mẹ hay sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cung cấp đủ dưỡng chất cho bé ở thời điểm này. Các chuyên gia vẫn khuyên không nên cho bé ăn dặm trước 6 tháng tuổi, để giảm thiểu nguy cơ bé bị dị ứng và đường ruột cũng chưa phát triển đủ khỏe mạnh để tiêu hóa các thức ăn cứng.

>> Tham khảo: 

  • Chế độ ăn của trẻ sơ sinh
  • Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh

Sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi

Sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi (Nguồn: Sưu tầm)

Bé 4 tháng tuổi bú bao nhiêu là đủ?

Tùy theo cân nặng của trẻ 4 tháng tuổi mà mẹ quyết định lượng sữa phù hợp vì mỗi bé có mức độ tiêu hoá thức ăn khác nhau. Số cữ ăn trung bình đối với bé 4 tháng tuổi là 6 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 3 tiếng và lượng sữa dao động trong khoảng 120ml - 180ml. Các chuyên gia khuyến khích tổng lượng sữa một bé 4 tháng tuổi uống trong ngày nên nằm trong khoảng 900ml - 1200ml và không nên vượt quá 150ml/một lần bú.

>> Tham khảo:

  • Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
  • Bệnh vàng da trẻ sơ sinh

Bé 4 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là đạt chuẩn WHO?

Theo dõi cân nặng của bé 4 tháng tuổi không chỉ là việc theo dõi con số, mà còn là một bản đồ chỉ dẫn quan trọng cho hành trình phát triển của trẻ. Việc này không chỉ giúp đánh giá sức khỏe mà còn là chìa khóa mở ra những điều cần điều chỉnh trong chế độ dinh dưỡng và lịch trình ngủ nghỉ. Vậy bé trai và bé gái 4 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg để được coi là bình thường theo tiêu chuẩn WHO?

Đối với bé trai, sự duy trì cân nặng ổn định là mối quan tâm hàng đầu. Mức cân nặng chuẩn được xác định là 7kg. Các bé với trọng lượng từ 7.9kg trở lên được coi là thừa cân, trong khi bé dưới 6.2kg được xem là thiếu cân.

Bé gái 4 tháng tuổi có mức cân nặng chuẩn là 6.4kg. Bé với trọng lượng từ 7.3kg trở lên được coi là thừa cân, dưới 5.6kg được xem là thiếu cân. Tuy nhiên, mẹ không nên áp đặt quá nhiều theo tiêu chuẩn WHO, vì mỗi bé là một cá thể độc lập và có thể phát triển theo tốc độ khác nhau.

Trong năm đầu đời, sự biến động về cân nặng là điều bình thường. Quan trọng nhất là bé đạt các tiêu chí như giảm khoảng 5 - 10% trong tuần đầu tiên so với thời điểm mới sinh, bắt đầu tăng cân đều đặn sau 2 - 3 tuần tuổi, cân nặng tăng gấp đôi khi 4 tháng và gấp ba khi 13 tháng so với thời điểm mới sinh, chiều cao tăng 1.5 lần trong vòng 12 tháng và chu vi vòng đầu tăng 11cm khi 12 tháng tuổi.

Bé 4 tháng tuổi biết làm gì?

Về khả năng nhận thức, học hỏi

Bé 4 tháng tuổi đã biết nhận ra bạn và những người thân khác. Bé gần như có thể giao tiếp với mọi người giống như những anh chị lớn của bé vậy. Năm đầu tiên bé dành để nhận biết ai có thể tin tưởng được, và sẽ chăm sóc, nuôi dưỡng mình. Ở độ tuổi này bé giống như một miếng bọt biển, hấp thu trọn vẹn những gì bố mẹ trao cho. Khi bé khóc, nếu bạn ẵm bé lên và dỗ dành nhẹ nhàng, nựng nịu cho bé biết bạn đang chia sẻ sự khó chịu với bé, có nghĩa là bạn đã trao cho bé sự chăm sóc tuyệt vời rồi.

Giữ bé tránh xa tivi hay bất kỳ màn hình máy móc trong thời điểm trẻ 4 tháng tuổi. Đừng suy nghĩ sai lầm rằng bạn cho bé tiếp xúc với các chương trình sống động, cuốn hút để bé sớm học hỏi được nhiều điều. Các chuyên gia vẫn khuyên rằng trẻ em dưới 2 tuổi không nên tiếp xúc với màn hình TV hay máy vi tính. Với em bé 4 tháng tuổi hay lớn hơn vài tháng, chỉ cần khuôn mặt và giọng nói sinh động của bạn là đủ cho bé tập trung và khuyến khích não bộ phát triển.

>> Tham khảo: 

  • Trẻ mấy tháng biết bò?
  • Bệnh vàng da trẻ sơ sinh

Mẹ nên cùng trẻ 4 tháng tuổi chơi đùa nhiều hơn

Mẹ nên cùng trẻ 4 tháng tuổi chơi đùa nhiều hơn (Nguồn: Sưu tầm)

Về khả năng phát triển thể chất

Trẻ 4 tháng tuổi đã bế ngồi được chưa? Sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi thể hiện rõ ở việc em bé của bạn có thể đã biết nâng đầu lên vào khoảng cuối tháng thứ 3, nhưng trẻ 4 tháng tuổi vẫn chưa thể giữ lưng thẳng được. Bạn đừng ép bé tập ngồi bởi vì bé vẫn còn non yếu lắm. Khi bế bé, bạn sẽ thấy bé sắp giữ được cổ và lưng thẳng lên rồi. Hãy chú ý đỡ đầu và cổ cho bé khi bạn bế bé trên tay, nhất là khi bé đang buồn ngủ hay quấy khóc. Đầu của bé khá to so với trọng lượng cơ thể, thế nên giữ cho đầu bé vững trong một lúc cũng không phải là dễ dàng.

Thời điểm này nhiều bé cũng bắt đầu biết lật. Thường thì bé sẽ lật từ tư thế nằm ngửa sang sấp trước và sau vài tuần thì sẽ lật ngược lại. Nếu được tập luyện hàng ngày, bé sẽ nhanh cứng cáp hơn. Vì thế bạn nên cho bé chơi đùa dưới sàn nhà. Bé sẽ không ở yên một chỗ trong nệm suốt đâu, mà thích khám phá mọi ngóc ngách xung quanh trong tầm di chuyển của một em bé 4 tháng tuổi.

Về mặt ngôn ngữ và giao tiếp

Các em bé rất giỏi biểu đạt cảm xúc của mình, nhưng vì chưa biết nói nên bé chỉ có thể khóc mà thôi. Đi cùng sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi, giọng bé cũng đã thay đổi, nên bạn sẽ nghe thấy những tiếng hét, khóc to đến chói tai, có lúc lại là tiếng bé cười ríu rít, hay thỏ thẻ, bi bô những âm điệu đáng yêu của trẻ nhỏ. Đây thực sự là khoảng thời gian tuyệt diệu dành cho bạn, giống như là bạn đang được đền đáp những khó khăn, vất vả khi chăm bé vậy.

>> Tham khảo: 

  • 9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện
  • Mẹo chữa trẻ chậm nói dân gian hiệu quả

Về khả năng phát triển giác quan

Vào 3 tháng đầu đời, trẻ khó phân biệt được các màu sắc có sắc thái tương phản. Tuy nhiên, khi bước vào tháng thứ 4 thì bé đã có thể nhận thấy được và thường thích thú khi quan sát sự khác biệt này, đặc biệt là những gam màu tươi sáng lại được bé ưu ái hơn các gam màu tối.

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi

Em bé 4 tháng tuổi có thể tăng gấp đôi trọng lượng cơ thể trong 4 - 6 tháng, nhưng hãy ghi nhớ rằng trọng lượng chỉ là một trong các chỉ tiêu tăng trưởng của bé. Tuy nhiên nếu bé tăng cân ít, chẳng hạn khi bạn thấy đùi, bụng, bắp tay hay khuôn mặt bé có vẻ dài và gầy guộc thì bạn phải đưa bé đi khám ngay. Trong năm đầu đời, bé sẽ phát triển rất nhanh, không chỉ cho cơ thể mà còn cho cả bộ não của bé nữa.

Trẻ em vốn hiếu động, tò mò, thích khám phá mọi thứ ở thế giới xung quanh mình, cho nên dù muốn dù không thì những đứa trẻ vẫn phải lớn lên với một vài vết sẹo trên cơ thể. Hãy cùng Huggies tìm hiểu về cách “Phòng tránh tai nạn cho trẻ” nhé:

Giữ cho bé luôn khỏe mạnh

Thời điểm này bé nhà bạn sẽ phải tiêm chủng ngừa cho giai đoạn tháng thứ 4. Nếu bé từng có những phản ứng xấu, hay bạn từng lo lắng về những mũi chủng ngừa trước, hãy đề cập với nhân viên y tế. Có thể bạn chẳng thoải mái gì khi đưa em bé đi tiêm chủng ngừa, nhưng đây là điều cần thiết cho sức khỏe lâu dài của bé. Nên hãy chấp nhận một chút phiền phức để bé được an toàn về sau. Nếu bạn không muốn đưa bé đi một mình, hãy rủ chồng, người nhà hay một người bạn thân cùng đi với mẹ con bạn.

Bé cần tiêm chủng ngừa cho giai đoạn tháng thứ 4

Bé cần tiêm chủng ngừa cho giai đoạn tháng thứ 4 (Nguồn: Sưu tầm)

Giữ cho bé được an toàn

Hãy canh chừng chân bé vì bé 4 tháng tuổi đá và vùng chân. Dọn dẹp hết bàn ghế trước khi bạn đặt bé xuống sàn nhà và cho bé một khoảng trống để bé thoải mái vận động. Bạn phải lau sàn nhà thường xuyên cho bóng sạch bởi vì bé rất ưa thích nhặt nhạnh những mẩu bánh rơi và bụi bẩn. Tuy nhiên bạn cũng không cần nghiêm trọng hóa vấn đề vệ sinh trong nhà. Khoa học đã chứng minh rằng chúng ta vẫn cần một lượng bụi bẩn và vi trùng cần thiết cho hệ thống miễn dịch hoạt động cũng như làm giảm nguy cơ bị dị ứng cho bé khi còn nhỏ.

Không cho trẻ 4 tháng tuổi lại gần con vật nuôi nào, mặc dù có thể con vật đó rất hiền và đã được thuần hóa kỹ càng. Bạn hãy tập thói quen đóng cửa phòng ngủ của bé mỗi khi ra vào, tránh xảy ra trường hợp thú nuôi lẻn vào và nằm ngủ chung với bé. Hãy tắm rửa, tẩy chấy rận cho thú nuôi thường xuyên, và luôn rửa tay sạch sau mỗi lần chơi với chúng. Bạn có thể yêu quý thú nuôi như một thành viên trong gia đình nhưng hãy cẩn thận, chúng vẫn có thể lây bệnh cho các thành viên trong nhà.

Ngoài ra, theo BS. Nguyễn Phước Mỹ Linh:

bac si

Trẻ 4 tháng tuổi đã biết lật và rất thích lật. Do đó mẹ đặc biệt chú ý an toàn cho trẻ, nơi trẻ nằm tốt nhất là nệm dưới sàn hoặc nếu nằm giường phải có thanh chắn 4 phía đề phòng té ngã, nhất là thời điểm trẻ vừa mới ngủ dậy, lật xuống giường hoặc võng rất dễ chấn thương đầu nhé!

bac si

Chăm sóc giấc ngủ của bé

Trẻ 4 tháng tuổi thường có giấc ngủ dài từ 7 - 8 tiếng, ổn định hơn những tháng đầu. Chất lượng giấc ngủ của ba mẹ vào thời điểm này cũng dần được cải thiện và có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. Ba mẹ có thể giúp bé ngủ ngon hơn bằng cách kể chuyện, hát ru cho bé nghe.

>> Tham khảo: 

  • 8 lưu ý quan trọng khi chích ngừa cho trẻ
  • Thư cảm ơn về bữa tiệc mừng em bé

Ngăn ngừa hăm tã cho trẻ

Hăm tã sẽ khiến trẻ bị khó chịu, khó ngủ dẫn đến quấy khóc làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả ba mẹ và bé. Mẹ có thể hạn chế tình trạng hăm tã bằng cách thay tã cho bé thường xuyên và vệ sinh sạch vùng mông của bé bằng khăn mềm.

Mẹ có biết:

Hành trình phát triển của bé yêu không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.

Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé 7, hơn nữa còn giúp giảm đến 93% phân lỏng trên da bé. Bên cạnh đó, tã Skin Perfect với chất liệu êm mềm và khả năng thấm hút đến 12h sẽ cho bé yêu một giấc ngủ thật sâu.

Nếu bố mẹ cần thêm thông tin chi tiết về Skin Perfect, gọi ngay Hotline 18001546 để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm! Huggies Skin Perfect chính là người bạn đồng hành "perfect" trong hành trình đầu đời của con!

Bên cạnh đó, Huggies còn có Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu u, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.

Tã sơ sinh Huggies Skin Perrfect

Tã Huggies Skin Perfect với khả năng giảm đến 93% phân lỏng trên da bé (Nguồn: Huggies)

Chú ý thời điểm trẻ mọc răng

Nhiều trẻ sẽ bắt đầu mọc răng khi bước vào giai đoạn tháng thứ 4. Khi vừa mọc răng, bé sẽ cố gắng bỏ mọi thứ trong tay vào miệng vì để giải ngứa vùng nướu. Việc này rất nguy hiểm vì bé có thể bị nghẹn, ăn phải đồ dơ bẩn,... vào bụng. Ba mẹ cần chú ý đến bé để tránh những điều không mong muốn.

>> Tham khảo: 

  • Trẻ sốt mọc răng
  • Chọn đồ chơi cho trẻ sơ sinh

Cùng chơi đùa với bé

Bạn hãy sắm những món đồ chơi gây tiếng động ồn ào như trống lắc, chập cheng để chơi đùa với em bé. Em bé 4 tháng tuổi của bạn đang trong giai đoạn học biết những kỹ năng đầu tiên và sẽ vô cùng thích thú khi thấy món đồ chơi tạo ra những tiếng động thú vị lạ lùng. Một tờ giấy bị bóp kêu lạo xạo, nhất là giấy bóng kiếng, chính là thú tiêu khiển đặc biệt cho em bé độ tuổi này, nhưng hãy chắc chắn rằng bạn là người cầm tờ giấy, chứ không phải bé.

Bạn sẽ thấy rằng em bé nhà bạn tìm mọi cách để đút các món đồ chơi vào miệng, đôi khi cả gót chân hay mũi của bạn! Thời điểm này bé bắt đầu thích túm lấy mặt bố mẹ, hay bị thu hút bởi những món đồ có núm gồ lên. Có thể đã từ lâu rồi bạn không còn quan tâm đến việc có ai đó say mê mình, nhưng bây giờ, bạn sẽ cảm thấy thích thú khi chính em bé lại là fan hâm mộ của bạn.

Giữ em bé của bạn an toàn trong cũi, nôi, xe đẩy hay đai vào thời điểm này. Bé cần phải vận động nhiều để phát triển, tuy nhiên thời gian bé chơi đùa dưới sàn nhà dù không nên giới hạn nhưng vẫn cần phải được giám sát chặt chẽ.

Bé sẽ vô cùng thích thú khi thấy món đồ chơi tạo ra những tiếng động thú vị

Bé sẽ vô cùng thích thú khi thấy món đồ chơi tạo ra những tiếng động thú vị (Nguồn: Sưu tầm)

Các trò chơi vận động phù hợp với trẻ 4 tháng tuổi

Để hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi về mặt thể chất, mẹ có thể cho bé vận động với 4 bài tập sau đây:

  • Đặt đồ chơi có tiếng ở cạnh và cho bé nằm nghiêng, hỗ trợ bé tự lật người sang hai bên.
  • Cho bé nằm ngửa, mẹ nhẹ nhàng dùng tay kéo bé ngồi dậy như thế gập bụng để xương sống của bé sớm cứng cáp.
  • Cho bé nằm sấp, khuyến khích bé cầm nắm, trườn và với lấy các món đồ chơi có tiếng động, màu sắc kích thích trước mặt.
  • Cho bé ngồi vào lòng, lưng tựa vào người mẹ. Đặt bé cách mẹ một chút, một tay mẹ giữ bé, một tay cầm đồ chơi để trước mặt trẻ. Lúc trẻ rướn người với lấy thì để trẻ chạm vào một chút rồi mẹ di chuyển đồ chơi sang hai bên để bé tập cử động cổ và quan sát.

Một lưu ý nhỏ khi cho trẻ 4 tháng tuổi chơi các trò chơi vận động. Khi con chơi các trò chơi vận động, cơ thể con sẽ bài tiết ra nhiều mồ hôi, đặc biệt là ở khu vực lưng, mông, hai bên đùi. Nếu mẹ không xử lý kịp, làn do con sẽ bị tổn thương, thậm chí viêm da, nổi rôm sẩy. Vì vậy mẹ hãy chú ý thường xuyên vệ sinh và thay tã cho bé.

Bạn có thể cảm thấy khỏe khoắn vào buổi sáng, nhất là khi được ngủ nhiều hơn vào đêm trước. Nhưng đến buổi trưa thì dường như năng lượng của bạn lại dần mất đi. Hãy chú ý các bữa ăn, không bỏ lỡ bữa trưa và bữa sáng. Có những bà mẹ bận rộn liên tục với đứa con 4 tháng tuổi, và mãi đến trưa mới nhận ra mình chưa kịp ăn gì từ sáng. Cơ thể của bạn vẫn luôn cần được chăm sóc tử tế cho dù bạn ở trong tình trạng thế nào, bận rộn hay nhàn nhã. Nếu bạn bỏ bê bản thân và không ăn uống đầy đủ, làm sao bạn có thể chăm sóc em bé tốt nhất được?

Nếu đã vài tháng bạn không chú ý gì đến bản thân thì nên bắt đầu "tút" lại từ bây giờ. Nhiều bà mẹ trước khi sinh em bé đã rất chăm chỉ đến thẩm mỹ viện chăm sóc sắc đẹp, hay đi làm đầu, nhưng giờ đây những việc này đã trở nên xa xỉ khi mà quỹ thời gian đã bị lấp kín bởi lịch chăm sóc em bé. Bởi vậy khi chồng bạn có thời gian rảnh để chăm bé, bạn hãy dành thời gian cho bản thân. Bạn có thể hẹn nhân viên làm đầu đến tận nhà, hoặc đi cùng một cô bạn gái cũng đang có em bé đến tiệm làm tóc. Hai bạn có thể thay phiên nhau giữ các em bé để người kia làm đẹp.

Nếu đang cố gắng để dành tiền thì bạn có thể tự luyện tập những bài thể dục lấy lại vóc dáng sau sinh tại nhà.

Cảm xúc của bạn

Thời điểm này bạn có thể sẽ nhận thấy mình đa cảm hơn. Nhiều người mẹ trải qua cảm giác "sốc làm mẹ" khi có con, họ phải tự điều chỉnh bản thân khá nhiều để trở thành một người mẹ. Số khác lại đón nhận vai trò mới này thoải mái và làm mẹ một cách nhẹ nhàng. Bạn hãy ở bên cạnh gia đình và bạn bè để luôn được hỗ trợ và động viên. Và hãy tránh xa những người luôn có xu hướng chỉ trích, hoặc làm cho bạn phải tin rằng bạn không phải là một người mẹ hoàn hảo. Những người đó chỉ chăm chăm vào việc đánh giá thấp giá trị bản thân của người khác, thay vì cố gắng công tâm và đánh giá người khác một cách đúng đắn.

>> Tham khảo: 

  • Trẻ Mấy Tháng Mặc Được Bỉm Quần?
  • Mách Mẹ Cách Chăm Sóc Da Mặt Sau Sinh

Hãy tránh xa những người luôn có xu hướng chỉ trích

Hãy tránh xa những người luôn có xu hướng chỉ trích (Nguồn: Sưu tầm)

Nhu cầu ngủ của bạn

Nếu em bé của bạn đi ngủ sớm thì bạn cũng nên tự thưởng cho mình một giấc ngủ ngay sau đó. Nhưng nếu bạn không ngủ được ngay thì cũng nên tạo thói quen tắm nước ấm, uống một ly sữa, đọc sách, nghe đài hay đơn giản chỉ nghỉ ngơi thoải mái. Đối với một số bà mẹ, chỉ cần nghe một đĩa nhạc hay để thư giãn cũng giúp giải tỏa những căng thẳng suốt một ngày dài. Nếu bé lớn nhà bạn không chịu đi ngủ, hãy lập cho bé một thời khóa biểu sinh hoạt hằng ngày. Thời khóa biểu rất cần thiết đối với những đứa bé, và chúng sẽ lớn lên trong ngôi nhà mà các quy tắc luôn rõ ràng và bố mẹ cùng thống nhất quan điểm nuôi dạy con cái.

Bạn hãy giữ phòng ngủ không trở thành nơi chứa đồ đạc bừa bộn của cả nhà. Hãy tạo một không khí yên bình, ngăn nắp cho ngôi nhà bạn, chứ không phải là cảm giác lộn xộn, không theo trật tự nào. Chỉ khi nào bạn thấy thoải mái và yên bình thì mới làm được mà thôi.

>> Tham khảo: 

  • Chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tốt nhất
  • Kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục bé tập đi

Các mối quan hệ

Nếu bạn cảm thấy mình đã biến mất khỏi các mối quan hệ xã hội trong suốt những tháng qua, thì giờ đây là thời điểm bạn xuất hiện trở lại. Hãy xem một bộ phim, đi dạo, gặp gỡ bạn bè hay nói chung là liên lạc với những người khác. Khi em bé của bạn 4 tháng tuổi, bạn chỉ đủ thời gian cho một hoạt động trong 1 ngày thôi, và nên thu xếp vào buổi sáng. Trẻ em lớn hơn vẫn cần giấc ngủ ngày, cho đến khi chúng được 3 tuổi. Vậy nên bạn nên cho bé đi ngủ khi bé đã mệt.

Cố gắng chia sẻ bớt công việc nhà cho chồng và đừng nên nghĩ rằng công việc hiện tại của bạn là chăm sóc lũ trẻ và nhà cửa. Nhiều ông chồng có xu hướng nghĩ rằng khi họ về đến nhà sau 1 ngày làm việc ở công ty, là họ đã được nghỉ ngơi, hay "xong nhiệm vụ". Người vợ ở nhà không thể có "đặc quyền" đó, và có thể gây nên tình trạng căng thẳng vì sự không công bằng. Hãy nói chuyện thẳng thắn với chồng về cảm xúc của bạn, và cùng thảo luận vài cách giải quyết hiệu quả cho tình trạng này.

>> Xem thêm: 

  • Chăm sóc trẻ 5 tháng tuổi
  • Sự phát triển của trẻ qua từng tháng

Những câu hỏi thường gặp

Trẻ 4 tháng tuổi đã bế ngồi được chưa?

Bé được 4 tháng tuổi, mẹ có thể bế bé với tư thế ngồi. Nhưng hãy lưu ý những điều sau đây: để con tựa lưng, đầu và người mình, không nên bế con ngồi quá lâu vì sẽ dễ bị mỏi, gây ảnh hưởng đến cột sống của bé.

Cách dạy trẻ 4 tháng tuổi thông minh tăng vọt

Ở độ tuổi này, bé đã biết cầm nắm và nhìn được khoảng cách 3m, ham muốn khám phá thế giới bên ngoài. Đây là lúc đánh dấu những thay đổi của bé, cha mẹ cần khéo léo trong việc chăm sóc bé ở độ tuổi này:

  • Kích hoạt giác quan: Giai đoạn này, các giác quan như thính giác, thị giác, xúc giác,...đang ở giai đoạn phát triển. Cha mẹ hãy cho con cầm nắm đồ vật khác nhau. Đặt đồ chơi trong tầm với của bé, rèn luyện khả năng xúc giác. Nên cho bé tắm nắng, khám quá thế giới xung quanh để rèn luyện khả năng thị giác.
  • Đọc sách cho bé: Đọc sách sẽ giúp bé tăng cường trí tưởng tượng, tuy giai đoạn này bé vẫn chưa hiểu. Cha mẹ có thể lặp đi lặp lại hoạt động này mỗi ngày để nâng cao vốn từ về sau.
  • Tương tác, nói chuyện với con: Đây là cách tốt nhất giúp bé học các sắc thái ngôn ngữ và bập bẹ tập nói.

Vì sao trẻ 4 tháng tuổi hay la hét?

Ở độ tuổi này, la hét là điều rất bình thường. Vì bé còn quá nhỏ, chưa biết được cách giao tiếp bằng ngôn ngữ. Ngoài ra, bé thích tạo ra những âm thanh lớn như cách khám phá thanh quản của mình. Đây cũng là chiêu thức bé muốn thu hút sự chú ý của bố mẹ.

Trẻ 4 tháng tuổi cần bổ sung những chất gì?

Để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé, các mẹ bên bổ sung các chất sau đây: bột đường, vitamin, khoáng chất, chất đạm, chất béo... trong chế độ ăn uống hằng ngày của con.

Có nên mắng trẻ 4 tháng tuổi không?

Các bậc phụ huynh không nên quát mắng và tạo tâm lý cho trẻ ở độ tuổi này. Trẻ 4 tháng tuổi có biểu hiện ngậm ti và không muốn bú ti nữa. Lúc này nếu cha mẹ mắng bé sẽ cảm thấy sợ hãi và biếng bú hơn.

Trẻ 4 tháng tuổi đang phát triển nhanh với nhiều bất ngờ mà ba mẹ sẽ hồi hộp chờ đợi. Huggies mong rằng qua bài viết này, ba mẹ sẽ có thể tiếp cận và chăm sóc bé 4 tháng tuổi đúng cách!

Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm thông tin tại chuyên mục Chăm sóc bé hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia.

>> Nguồn tham khảo:

  • https://www.pregnancybirthbaby.org.au/babys-growth-and-development-4-months-old
  • https://www.unicef.org/parenting/child-development/your-babys-developmental-milestones-4-months
  • https://www.babycenter.com/baby/month-by-month/4-month-old-baby-milestones-and-development_719

Sản phẩm Huggies bố mẹ tìm mua nhiều:

tã dán Huggies size M, bỉm dán Huggies, tã dán Huggies size L, bỉm dán Huggies tràm trà size XL, tã dán Huggies size XXL, tã quần Huggies, tã quần Huggies size L, tã quần Huggies size M, tã quần Huggies size XL, tã quần Huggies tràm trà size XXL