Tham vọng, khát vọng, hy vọng là gì? Tham lam là gì? Bài viết này sẽ cung cấp tới bạn những thông tin cần thiết để hiểu những khía cạnh này của bản thân.
Tham Vọng Là Gì?
Tham vọng (ambition) có thể được định nghĩa là sự phấn đấu để đạt được một loại thành tích hoặc sự khác biệt nào đó; trước tiên, nó là mong muốn đạt được thành tích và thứ hai là sự sẵn sàng làm việc để đạt được điều đó ngay cả khi đối mặt với nghịch cảnh hoặc thất bại.
Có tham vọng là đạt được mục tiêu nhưng không phải bởi mong muốn đạt được bất kì một thành tựu nào cả mà vì mục đích phân biệt mình với người khác. Để dễ hiểu hơn thì giả sử nếu như chúng ta là người duy nhất còn sống trên trái đất, thì tham vọng sẽ rất ít khi tồn tại hoặc trở nên vô nghĩa.
Tham vọng là một cấu trúc phức tạp được hình thành từ nhiều yếu tố không giới hạn bao gồm các hình mẫu và kỳ vọng của cha mẹ, thứ tự sinh và sự ganh đua của anh chị em, cảm giác thua kém hoặc vượt trội, sợ thất bại và bị từ chối, trí thông minh, những thành tựu trong quá khứ, tính cạnh tranh, đố kỵ, tức giận, trả thù và những thôi thúc bản năng về cuộc sống và tình dục.
Phân Biệt Tham Vọng Với Một Số Khái Niệm Khác
Tham Vọng Và Khát Vọng
Tham vọng thường bị nhầm lẫn với khát vọng (aspiration). Không giống như khát vọng đơn thuần và có mục tiêu cụ thể cho từng đối tượng thì tham vọng là một đặc điểm hoặc một khuynh hướng kéo dài và phổ biến. Sau khi đạt được một mục tiêu, người có tham vọng sẽ sớm hình thành một mục tiêu khác để tiếp tục phấn đấu.
Tham Vọng Và Hy Vọng
Tham vọng thường được nói đến cùng một luồng với hy vọng. Hy vọng là mong muốn kết hợp với dự đoán về một điều gì đó sẽ xảy ra. Ngược lại, tham vọng là mong muốn đạt được thành tựu hoặc sự khác biệt kết hợp với sự sẵn sàng làm việc để đạt được điều đó. Đối lập với hy vọng là sợ hãi, thất vọng hay tuyệt vọng còn đối lập với tham vọng chỉ đơn giản là "thiếu tham vọng" hoặc “không có tham vọng” chứ không phải là trạng thái tinh thần tiêu cực nào cả.
Ngoài ra, tham vọng còn có một trạng thái đối lập được diễn giải xác đáng hơn. Trong nhiều nền văn hóa phương Đông, tham vọng được coi là một điều ác vì nó trói buộc chúng ta vào việc theo đuổi những phù phiếm của thế gian, khiến chúng ta xa rời đời sống tâm linh và những thành quả như là đức hạnh, trí tuệ và sự tĩnh lặng. Ngược lại, ở phương Tây, tham vọng được ca ngợi như một điều kiện tiên quyết hoặc tiền thân của thành công, mặc dù bản thân tiêu chuẩn phương Tây có xu hướng chống lại nó.
Tham khảo: Hạnh phúc khi không nghĩ gì cả
Tham Vọng Và Lòng Tham
Cho đến ngày nay, theo Aristotle, người ta vẫn nói về tham vọng là "tham vọng lành mạnh" (healthy ambition), "tham vọng không lành mạnh" (unhealthy ambition) và "thiếu tham vọng" (lack of ambition). Tham vọng lành mạnh có thể được hiểu là sự phấn đấu có cân nhắc để đạt được thành tích hoặc sự khác biệt. Tham vọng không lành mạnh là sự phấn đấu thái quá hoặc hỗn loạn để đạt được điều đó. Tham vọng lành mạnh mang lại lợi ích cho cá nhân và mang tính xây dựng xã hội, trong khi tham vọng không lành mạnh mang tính ức chế và phá hoại, đồng thời gần giống với lòng tham (greed) hơn.
Tham lam là gì? Tham khảo bài viết tại đây.
Tham Vọng Có Tốt Hay Không?
Tham vọng mang lại những điều không tốt với tâm lý con người nếu chúng là những tham vọng không lành mạnh hoặc thái quá.
Những người có nhiều tham vọng rất nhạy cảm với sự kháng cự và thất bại, và hầu như thường xuyên trải qua sự không hài lòng hoặc thất vọng. Giống như Tantalus có một tảng đá treo lủng lẳng trên đầu, những người đầy tham vọng cũng có một chiếc thòng lọng thất bại treo trên cổ họ.
Thật vậy, chính nỗi sợ thất bại đã ngăn cản tham vọng của tất cả mọi người; tham vọng cũng có thể kết thúc bằng đau khổ và tuyệt vọng. Sống với tham vọng là sống trong sợ hãi và lo lắng, trừ khi sức nặng của tham vọng được giảm bớt bằng lòng biết ơn - đó là cảm giác đánh giá cao tất cả những gì chúng ta đã có. Tham vọng sẽ ít độc hại hơn nhiều nếu chúng ta hiểu rằng ngay cả khi chúng ta không cố gắng vươn cao thì cuộc sống vẫn đáng sống.
Tham vọng hiếm khi thuần túy mà thường xen lẫn với các mục tiêu và động cơ không mang tính ích kỷ và có thể những thành tựu vĩ đại nhất của chúng ta đều tới từ sự ngẫu nhiên của tham vọng.
Trong chừng mực đó, tham vọng giống như củ cà rốt treo lủng lẳng để dắt con lừa kéo xe. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, trung bình, những người có tham vọng đạt được trình độ học vấn và thu nhập cao hơn, tạo dựng được sự nghiệp danh giá hơn và bất chấp những tác động xấu của tham vọng, họ báo cáo mức độ hài lòng về cuộc sống tổng thể cao hơn. Có thể do thiếu may mắn hoặc khả năng phán đoán chưa tốt nên những người có tham vọng có thể không đạt được tham vọng của mình, nhưng điều đó vẫn giúp họ vượt xa những người đồng trang lứa khiêm tốn hơn.
Tham khảo: Định nghĩa về hạnh phúc
Từ góc độ tâm lý thuần túy, tham vọng có thể được coi là một biện pháp bảo vệ cái tôi, bảo vệ và duy trì một quan niệm nhất định về bản thân. Có hai biện pháp bảo vệ bản ngã được đặt trong bối cảnh tham vọng mà chúng ta có thể tìm hiểu dưới đây.
Biện pháp đầu tiên khá tiêu cực và mang lại những kết quả không tốt. Thay vì tham vọng, nhiều người hợp lý hóa rằng "cuộc sống không công bằng". Nếu cái tôi của họ lớn hơn lòng dũng cảm, họ có thể trở nên coi thường. Sự tiêu cực, thậm chí dẫn đến sự phá hoại, là một phương tiện để thu hút sự chú ý hoặc hủy hoại bản thân, cốt chỉ để cung cấp một cái cớ sẵn sàng cho sự thiếu thành công của họ: "Không phải tôi thất bại, mà là tôi đã bị trật khỏi đường ray."
Một biện pháp bảo vệ bản ngã khác đáng được khám phá cụ thể trong bối cảnh tham vọng là sự thăng hoa (sublimation). Đây là một trong những biện pháp bảo vệ bản ngã thành công nhất. Ví dụ nếu bạn tức giận với ông chủ của mình, bạn có thể về nhà và thể hiện sự tức giận của mình bằng cách đập vỡ một vài cái đĩa, hoặc thay vào đó bạn có thể chạy trên máy chạy bộ.
Trường hợp đầu tiên (đập vỡ một số đĩa) là một ví dụ về sự dịch chuyển, chuyển hướng cảm giác khó chịu sang ai đó hoặc điều gì đó ít quan trọng hơn - đó là sự bảo vệ bản ngã chưa trưởng thành. Ví dụ thứ hai (chạy trên máy chạy bộ) là việc chuyển các năng lượng tiêu cực, không hiệu quả hoặc phá hoại vào các hoạt động được xã hội chấp nhận và thường mang tính xây dựng. Tất nhiên, đó là một sự bảo vệ bản ngã trưởng thành hơn nhiều.
Tham khảo: Điều chỉnh cảm xúc 3 cấp độ
Lời Kết
Trong cuộc sống, rất ít những điều chỉ tốt hoặc xấu. Thay vào đó, mặt tốt và mặt xấu của chúng phụ thuộc vào những gì chúng ta có thể hoặc không thể hiểu được từ chúng. Những người có nhiều tham vọng lành mạnh là những người có trí tuệ và sức mạnh (sức mạnh thường được sinh ra từ sự sáng suốt) để kiểm soát những thế lực mù quáng của tham vọng, tức là định hình tham vọng của họ sao cho phù hợp với lợi ích và lý tưởng của họ, khai thác chúng để chúng làm sục sôi quyết tâm trong họ mà không đốt cháy hay “làm bỏng” những người khác. Sự hiểu biết cao nhất sinh ra từ sự khiêm tốn, đó là không nhất thiết phải có tham vọng để vươn tới tầm cao hoặc để cảm thấy mình đang sống.
Mọi người hoặc thu hẹp hoặc mở rộng về mức độ và bản chất của tham vọng của họ. Tham vọng cần được chắt lọc và tu dưỡng mà không bất kì giáo viên nào có thể dạy chúng ta.
Nguồn:
Difference Between Greed and Ambition - Pediaa
Is Ambition Good or Bad? - PsychologyToday