Bài viết cập nhật thông tin đề án tuyển sinh Đại học Giáo dục - ĐHQGHN năm 2023 mới nhất gồm đầy đủ thông tin về phương thức tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh, các ngành học và chỉ tiêu của từng ngành ....
Đại học Giáo dục - ĐHQGHN (năm 2023)
A. Giới thiệu trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội
- Tên trường: Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội
- Tên tiếng Anh: VNU University of Education (VNU - UED)
- Mã trường: QHS
- Loại trường: Công lập
- Hệ đào tạo: Đại học - Sau đại học
- Địa chỉ: Nhà G7, 144 đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, Hà Nội
- SĐT: (024)730.17123
- Email: [email protected]
- Website: http://education.vnu.edu.vn/
- Facebook: www.facebook.com/education.vnu.edu.vn/
B. Thông tin tuyển sinh trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2023
1. Đối tượng tuyển sinh
(1) Người đã tốt nghiệp chương trình THPT của Việt Nam (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, sau đây gọi chung là tốt nghiệp trung học
- Người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định hiện hành;
- Người tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài đã được nước sở tại cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam, ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam.
(2) Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành.
(3) Có kết quả ”Đạt” ở vòng đánh giá năng khiếu đối với thí sinh dự tuyển vào ngành Giáo dục Mầm non.
2. Phạm vi tuyển sinh
Tuyển sinh trên phạm vi cả nước và quốc tế.
3. Phương thức tuyển sinh
a) Thí sinh thuộc đối tượng xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và dự bị đại học xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT)
b) Thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do ĐHQGHN quy định;
c) Thí sinh có kết quả thi đánh giá năng lực (ĐGNL) học sinh THPT do ĐHQGHN tổ chức năm 2023 đạt tối thiểu 80/150 điểm trở lên;
d) Thí sinh có chứng chỉ quốc tế của Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge, Anh (Cambridge International Examinations A-Level, UK; sau đây gọi tắt là chứng chỉ A-Level): Thí sinh sử dụng chứng chỉ A-Level có kết quả 3 môn thi trong đó bắt buộc có môn Toán hoặc Ngữ văn theo các tổ hợp quy định của ngành đào tạo tương ứng đảm bảo mức điểm mỗi môn thi đạt từ 60/100 điểm trở lên (tương ứng điểm C, PUM range ≥ 60)
e) Thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ) đạt điểm từ 1100/1600 trở lên. Mã đăng ký của ĐHQGHN với tổ chức thi SAT (The College Board) là 7853-Vietnam National University-Hanoi (thí sinh cần khai báo mã đăng ký trên khi đăng ký thi SAT); f) Thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa ACT (American College Testing) đạt điểm từ 22/36
g) Xét tuyển thí sinh là người nước ngoài đáp ứng các yêu cầu theo quy định của ĐHQGHN và Bộ GD&ĐT
h) Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 5.5 trở lên hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương (quy định trong Phụ lục 1) hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác (quy định tại Phụ lục 2) và có tổng điểm 2 môn thi còn lại trong tổ hợp xét 3 tuyển đạt tối thiểu 14 điểm trong kỳ thi THPT năm 2023 (trong đó bắt buộc có môn Toán hoặc môn Ngữ văn, riêng khối ngành sức khỏe điểm 2 môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt tối thiểu 16 điểm).
Các chứng chỉ quốc tế phải còn hạn sử dụng tính đến ngày ĐKXT (thời hạn sử dụng 02 năm kể từ ngày dự thi).
4. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận ĐKXT
Căn cứ Quy chế tuyển sinh trình độ đại học năm 2022 ban hành kèm theo Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/06/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
5. Tổ chức tuyển sinh
Tại Điều 6 Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT quy định về tổ chức tuyển sinh.
5.1. Các nhóm ngành tuyển sinh
+ Nhóm ngành Sư phạm Toán và Khoa học Tự nhiên (mã nhóm ngành: GD1), gồm các ngành: Sư phạm Toán học; Sư phạm Vật lý; Sư phạm Hóa học; Sư phạm Sinh học; Sư phạm Khoa học Tự nhiên.
+ Nhóm ngành Sư phạm Ngữ văn, Lịch sử, Lịch sử và Địa lý (mã nhóm ngành: GD2), gồm các ngành: Sư phạm Ngữ văn; Sư phạm Lịch sử; Sư phạm Lịch sử và Địa lý.
+ Nhóm ngành Khoa học giáo dục và khác (mã nhóm ngành: GD3), gồm các ngành: Quản trị trường học; Quản trị chất lượng giáo dục; Khoa học giáo dục; Quản trị công nghệ giáo dục; Tham vấn học đường.
+ Ngành Giáo dục Tiểu học (mã ngành: GD4).
+ Ngành Giáo dục Mầm non (mã ngành: GD5).
5.2. Tổ hợp xét tuyển
Lưu ý:
- Điểm trúng tuyển theo từng nhóm ngành không phân biệt tổ hợp xét tuyển.
* Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển vào ngành Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Giáo dục tổ chức đánh giá năng khiếu. Thí sinh không bắt buộc phải có kết quả đánh giá năng khiếu trước khi đăng ký xét tuyển. Tuy nhiên, thí sinh được công nhận trúng tuyển khi đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau:
+ “Đạt” điểm chuẩn theo quy định.
+ “Đạt” về đánh giá năng khiếu.
5.3. Phân ngành cho sinh viên nhóm ngành GD1, GD2, GD3:
Sau hai học kỳ chính của năm thứ nhất, Trường xét phân ngành cho sinh viên nhóm ngành GD1, GD2, GD3 dựa trên các căn cứ:
Điều kiện để được phân ngành: Học đủ số học phần theo kế hoạch học tập của Trường. Trường hợp không học học phần nào, phải có lý do chính đáng và báo cáo trong quá trình học tập. Trường hợp này sẽ không tính điểm và tín chỉ học phần đó. Nếu sinh viên không có điểm và không có lý do chính đáng, những học phần đó sẽ được tính là 0 (không điểm) để tính điểm trung bình chung xét phân ngành. Trường hợp học phần có học phần tiên quyết, nhưng sinh viên chưa học học phần tiên quyết (do phần mềm không lọc hết), nhưng đã học và có điểm cho học phần sau, thì sẽ không tính cho điểm và tín chỉ cho cả 2 học phần.
Phương pháp thực hiện
- Sinh viên đăng kí nguyện vọng vào cuối học kỳ 2 năm thứ nhất (sau khi có điểm tất cả các môn năm thứ nhất).
- Công thức tính điểm xét phân ngành (ĐXPN) như sau:
+ ĐTHPT 2023 (điểm thi trung học phổ thông năm 2023): Là tổng điểm của tổ hợp môn thi/bài thi tốt nghiệp THPT năm 2023 được sinh viên sử dụng để đăng ký xét tuyển và trúng tuyển vào Trường ĐHGD hoặc hoặc điểm bài thi Đánh giá năng lực của ĐHQGHN năm 2023 được quy về thang điểm 30.
+ TBC: Là điểm trung bình chung có trọng số theo tín chỉ (tính theo thang điểm 10) của năm thứ nhất (không kể học phần giáo dục thể chất, học phần ngoại ngữ), điểm của học phần chuyên môn của ngành sinh viên đăng ký nguyện vọng được nhân hệ số 2.
- Yêu cầu: Điểm của học phần chuyên môn không thấp hơn 4,0 (thang điểm 10).
Nguyên tắc phân ngành
Lấy từ trên xuống theo ĐXPN, theo chỉ tiêu của ngành đã được Bộ GD&ĐT và ĐHQGHN phê duyệt. Khi sinh viên không đạt được xét phân ngành theo nguyện vọng 1 sẽ được xét đến nguyện vọng 2, 3, v.v. và tương ứng với chỉ tiêu ngành theo nguyện vọng.
- Điểm học phần sử dụng để tính ĐXPN là điểm thi lần 1, không tính điểm học lại và điểm học cải thiện. Những học phần có đòi hỏi học phần tiên quyết sẽ không tính vào ĐXPN nếu điểm của học phần tiên quyết nhỏ hơn 4.00 (điểm của học phần tiên quyết vẫn sử dụng để tính ĐXPN). Những học phần không đòi hòi học phần tiên quyết mà không có điểm sẽ được tính điểm 0.00 khi tính ĐXPN.
- Sinh viên đạt tiêu chí và được phân ngành vào nguyện vọng trước sẽ không được chuyển sang ngành có nguyện vọng sau hoặc ngược lại.
- Trường hợp sinh viên không đăng ký hoặc không được xét vào ngành đã đăng ký thì sẽ được phân vào những ngành phù hợp, còn chỉ tiêu.
- Sinh viên trúng tuyển theo diện xét tuyển thẳng được ưu tiên xét phân vào ngành phù hợp với điều kiện khi đăng ký xét tuyển thẳng.
5.4. Đánh giá năng khiếu đối với thí sinh dự tuyển ngành Giáo dục mầm non
Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển ngành Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Giáo dục tổ chức đánh giá năng khiếu của thí sinh. Thí sinh không bắt buộc phải có kết quả đánh giá năng khiếu trước khi đăng ký xét tuyển. Tuy nhiên, thí sinh được công nhận trúng tuyển khi đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau:
+ “Đạt” điểm chuẩn theo quy định.
+ “Đạt” về đánh giá năng khiếu.
5.5. Một số điểm mới trong các chương trình đào tạo cử nhân của Trường Đại học Giáo dục.
Nhằm đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của thị trường lao động, việc tuyển sinh cho năm học 2023 – 2024, trường ĐHGD xác định các định hướng chuyên ngành cho các ngành Quản trị Trường học, Tham vấn Học đường, Khoa học Giáo dục, Giáo dục Mầm non và Giáo dục Tiểu học để tạo điều kiện và tăng cơ hội việc làm cho sinh viên khi tốt nghiệp. Theo đó, các sinh viên khi trúng tuyển vào các ngành này có thể chọn một định hướng chuyên ngành để học chuyên sâu. Định hướng chuyên ngành của mỗi ngành chỉ được tổ chức nếu có ít nhất 20 sinh viên đăng ký.
Ngoài ra, nếu sinh viên có nhu cầu muốn tiếp tục học thêm định hướng chuyên ngành thứ hai trong ngành đào tạo thì có thể đăng ký học sẽ nhận được các chứng nhận riêng kèm theo bảng điểm đại học.
- Ngành Quản trị trường học: hiện nay các nhà trường thực hiện tuyển dụng theo khung danh mục vị trí việc làm. Do vậy, ngoài định hướng chuyên ngành chung nhà trường xác định thêm 2 định hướng chuyên ngành. Các sinh viên trúng tuyển ngành này có thể lựa chọn một trong 2 định hướng chuyên ngành sau: (i) Quản trị hành chính - nhân sự, nhằm đào tạo nhân lực có các kỹ năng nhân viên hành chính văn phòng và nhân sự; (ii) Kinh tế học giáo dục, nhằm đào tạo nhân lực định hướng đến các kỹ năng của thủ quỹ và kế toán các nhà trường.
- Ngành Tham vấn học đường: sinh viên trúng tuyển ngành này có thể đăng kí học sâu một trong 3 định hướng: (i) Tham vấn sức khỏe tâm thần, nhằm trang bị sinh viên năng lực đánh giá các khó khăn tâm lý, lập kế hoạch tư vấn, giáo dục kỹ năng chăm sóc sức khỏe tâm thần; (ii) Tư vấn hướng nghiệp, nhằm trang bị sinh viên năng lực hỗ trợ học sinh về phương pháp học tập, những khó khăn trong học tập, đánh giá thiên hướng nghề nghiệp, lập kế hoạch nghề nghiệp; (iii) Công tác xã hội học đường, nhằm trang bị cho sinh viên năng lực thực hiện các nhiệm vụ như hỗ trợ quản lý học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, kết nối các nguồn lực hỗ trợ học sinh, huy động và triển khai các dự án về sức khỏe tâm thần, tâm lý - xã hội cho học sinh.
- Ngành Khoa học giáo dục: sinh viên trúng tuyển ngành này có thể đăng kí học sâu một trong 3 định hướng: (i) Nghiên cứu khoa học giáo dục, đào tạo sinh viên chuyên sâu theo hướng làm nghiên cứu để ứng tuyển vào các vị trí công việc như chuyên viên dự án, chuyên viên nghiên cứu và thực hành trong các tổ chức của chính phủ và phi chính phủ có hoạt động liên quan đến lĩnh vực giáo dục và phát triển bền vững; (ii) Tâm lý giáo dục, nhằm đào tạo sinh viên sau này có thể tham gia nghiên cứu và thực hành tâm lý trong nhà trường và đảm nhiệm các vị trí trong phòng tư vấn tâm lý, hướng nghiệp hay hỗ trợ học tập hoặc trong các viện nghiên cứu tâm lý và giáo dục; (iii) Giáo dục trị liệu, nhằm đào tạo sinh viên sau này làm việc trong môi trường giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt như các cơ sở can thiệp chuyên biệt, trường học hoà nhập, trung tâm can thiệp sớm, trung tâm giáo dục đặc biệt, cơ sở thực hành và nghiên cứu giáo dục đặc biệt.
- Ngành Giáo dục Tiểu học: sinh viên trúng tuyển ngành này có thể đăng ký học sâu theo một trong 3 định hướng: (i) Giáo dục tiểu học; (ii) Giáo dục tiểu học tăng cường Tiếng Anh; (iii) Giáo dục tiểu học tăng cường Tin học.
- Ngành Giáo dục Mầm non: sinh viên trúng tuyển ngành này có thể đăng ký học sâu theo một trong 3 định hướng: (i) Giáo dục mầm non tăng cường Tiếng Anh; (ii) Giáo dục mầm non định hướng Montessori và Reggio; (iii) Giáo dục mầm non định hướng STEAM.
6. Chính sách ưu tiên
Tại điều 7, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 về ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Trong đó, quy định chính sách cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022.
7. Học phí
- Đối với sinh viên ngành sư phạm: Miễn học phí.
- Đối với sinh viên các ngành khác: Sinh viên trả học phí theo số tín chỉ đăng ký học trong mỗi học kỳ, số học phí phải nộp được tính theo quy định hiện hành của Nhà nước và của ĐHQGHN.
8. Hồ sơ đăng kí xét tuyển
- Phiếu đăng ký xét tuyển (tải trên website trường).
- Bản sao công chứng Học bạ THPT.
- Bản sao công chứng Bằng tốt nghiệp THPT (đối với thí sinh tốt nghiệp trước năm 2021).
- Bản sao công chứng các giấy tờ có liên quan đến đối tượng ưu tiên.
9. Lệ phí xét tuyển
Lệ phí xét tuyển: 25.000 đồng/nguyện vọng.
10. Thời gian đăng kí xét tuyển
- Đợt 1: Theo quy định của Bộ GD&ĐT và kế hoạch chung của ĐHQGHN.
- Đợt bổ sung (nếu có): Xét tuyển đợt bổ sung được thực hiện khi còn chỉ tiêu và thông báo thời gian nhận hồ sơ xét tuyển trên website của trường.
11. Ký hiệu mã ngành, chỉ tiêu, tổ hợp xét tuyển
12. Thông tin tư vấn tuyển sinh
(1) Thí sinh xem nội dung chi tiết Đề án tuyển sinh năm 2022 và các thông báo bổ sung khác tại website Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội:
(2) Thí sinh có thể liên lạc với nhà trường qua địa chỉ sau:
- Địa chỉ: Nhà G7, 144 đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, Hà Nội
- SĐT: (024)730.17123
- Email: [email protected]
- Website: http://education.vnu.edu.vn/
- Facebook: www.facebook.com/education.vnu.edu.vn/
C. Điểm chuẩn, điểm trúng tuyển trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2018 - 2022
Điểm chuẩn của Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội như sau:
Ngành |
Năm 2018 |
Năm 2019 |
Năm 2020 |
Năm 2021 |
Năm 2022 (Xét theo KQ thi THPT) |
Sư phạm Toán |
18 |
19.50 |
22,75 |
25,65 |
25,55 |
Sư phạm Vật lý |
18 |
19.50 |
22,75 |
25,65 |
25,55 |
Sư phạm Hóa học |
18 |
19.50 |
22,75 |
25,65 |
25,55 |
Sư phạm Sinh học |
18 |
19.50 |
22,75 |
25,65 |
25,55 |
Sư phạm Ngữ văn |
20.25 |
22 |
23,3 |
26,55 |
28,00 |
Sư phạm Lịch sử |
20.25 |
22 |
23,3 |
26,55 |
28,00 |
Sư phạm Khoa học Tự nhiên |
19.50 |
22,75 |
25,65 |
25,55 |
|
Quản trị trường học |
16 |
16 |
17 |
20,25 |
20,75 |
Quản trị Công nghệ giáo dục |
16 |
17 |
20,25 |
20,75 |
|
Quản trị chất lượng giáo dục |
16 |
17 |
20,25 |
20,75 |
|
Tham vấn học đường |
16 |
17 |
20,25 |
20,75 |
|
Khoa học giáo dục |
16 |
17 |
20,25 |
20,75 |
|
Sư phạm Lịch sử và Địa lý |
23,3 |
26,55 |
28,00 |
||
Giáo dục Tiểu học |
25,3 |
27,60 |
28,55 |
||
Giáo dục Mầm non |
19,25 |
25,05 |
25,70 |
Lưu ý:
- Điểm trúng tuyển là tổng điểm (không nhân hệ số) của 3 môn thi/bài thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 tương ứng với tổ hợp thí sinh dùng để xét tuyển, cộng với điểm ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng (nếu có).
- Mỗi nhóm ngành chỉ có một điểm chuẩn trúng tuyển áp dụng cho tất cả các tổ hợp xét và các nguyện vọng.
D. Cơ sở vật chất trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội
Với đầu tư quy mô và bài bản của trường Đại học Giáo dục - ĐHQGHN, nhà trường đi vào hoạt động tại cơ sở được xây dựng mới trên khuôn viên rộng 10.000 m2 tọa lạc tại phố Kiều Mai, phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Không gian kiến trúc gây ấn tượng mạnh với điểm nhấn phong cách cổ điển châu Âu, cùng với hàng trăm cây xanh, cây hoa, thảm cỏ… tạo nên một môi trường học tập đầy cảm hứng cho học sinh và giáo viên.
- Hội trường, giảng đường, hệ thống phòng học thông minh
- Thư viện, trung tâm học liệu
- Phòng thí nghiệm, phòng thực hành
- Ký túc xá cho học sinh ngoại thành Hà Nội và các tỉnh có nhu cầu
- Nhà đa năng, sân bóng rổ, sân bóng đá, sân cầu lông
E. Một số hình ảnh về trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội
Săn SALE shopee Tết:
- Đồ dùng học tập giá rẻ
- Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
- Tsubaki 199k/3 chai
- L'Oreal mua 1 tặng 3
ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12
Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
ma-truong-dai-hoc-tai-ha-noi.jsp