Quân đội nhân dân đóng vai trò chủ chốt trong công tác đấu tranh, bảo vệ an toàn, an ninh tổ quốc, đảm bảo an toàn cho nhân dân, giữ vững chủ quyền dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Vậy quân đội nhân dân việt nam gồm lực lượng nào?

Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?

Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.

Ngày 22 tháng 12 hằng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân.

Khẩu hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam là:

“Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội; nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.

Vậy Quân đội nhân dân Việt Nam gồm lực lượng nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung tiếp theo.

Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm: Bộ đội chủ lực, Bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng, có lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên.

– Bộ đội chủ lực là thành phần nòng cốt của Quân đội nhân dân Việt Nam gồm lực lượng cơ động của các quân đoàn, quân chủng, binh chủng, bộ đội chủ lực của quân khu và bộ đội chuyên môn kỹ thuật.

– Bộ đội địa phương là lực lượng cơ động tác chiến chủ yếu trên địa bàn địa phương, cùng với dân quân tự vệ làm nòng cốt của chiến tranh nhân dân tại địa phương, dưới sự chỉ huy trực tiếp của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh (thành phố) trực thuộc trung ương và Ban chỉ huy quân sự huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh).

– Bộ đội Biên phòng Việt Nam là lực lượng vũ trang nhân dân, thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam, là lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới.

Các lực lượng trên được tổ chức thành các cơ quan, đơn vị, học viện, nhà trường theo một hệ thống thống nhất, chặt chẽ, nghiêm ngặt từ toàn quân đến cơ sở.

Chức năng, nhiệm vụ của Quân đội nhân dân Việt Nam

Khi đã hiểu được Quân đội nhân dân Việt Nam gồm lực lượng nào? thì cần phải nắm được chức năng, nhiệm vụ của Quân đội nhân dân.

Theo quy định tại Điều 25 của Luật quốc phòng thì Quân đội nhân dân có chức năng và nhiệm vụ sau:

– Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

Lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế – xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.

– Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu; một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.

– Tổ chức, nhiệm vụ, chế độ phục vụ và chế độ, chính sách của Quân đội nhân dân theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Thực hiện chức năng cơ bản là sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và các quyền lợi quốc gia của đất nước, Quân đội nhân dân Việt Nam được tổ chức theo hướng tinh gọn, được trang bị các loại vũ khí, khí tài hiện đại cần thiết, thực hiện huấn luyện thường xuyên, sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Thực hiện chức năng là một đội quân công tác, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn giữ vững mối quan hệ máu thịt với nhân dân. Là một trong các lực lượng nòng cốt tham gia công tác vận động quần chúng, các đơn vị quân đội đã tích cực thực hiện công tác dân vận.

Cơ cấu tổ chức của Quân đội nhân dân Việt Nam

Như vậy Quân đội nhân dân Việt Nam gồm lực lượng nào? Đã được giải thích ở nội dung trên. Hệ thống chính trị trong Quân đội Nhân dân Việt Nam có các cấp và tên gọi như sau:

 – Tổng cục Chính trị ở cấp cao nhất.

– Cục Chính trị ở Bộ Tổng Tham mưu, ở cấp Quân khu, Quân chủng, Tổng cục, Quân đoàn, Binh chủng và tương đương.

 – Phòng Chính trị ở cấp sư đoàn, cơ quan quân sự địa phương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan Bộ đội Biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương.

 – Ban Chính trị ở cấp trung đoàn, cơ quan quân sự địa phương huyện, thị xã và tương đương.

– Tổng cục Kỹ thuật là cơ quan quản lý kỹ thuật đầu ngành của Bộ Quốc phòng có chức năng tổ chức, quản lý, nghiên cứu đảm bảo vũ khí và phương tiện, trang bị kỹ thuật chiến đấu cho các quân, binh chủng

– Tổng cục tình báo là cơ quan tình báo chuyên trách chiến lược của Đảng, Nhà nước Việt Nam; cơ quan tình báo chuyên trách quân sự của Quân uỷ Trung ương và Bộ Quốc phòng.

– Tổng cục Hậu cần là cơ quan đầu ngành về hậu cần của Quân đội nhân dân Việt Nam; có chức năng tham mưu, chỉ đạo, tổ chức bảo đảm vật chất, bảo đảm sinh hoạt, bảo đảm quân y, bảo đảm vận tải… cho quân đội.

– Tổng cục công nghiệp quốc phòng: Chịu trách nhiệm sản xuất vũ khí, trang bị quân dụng cho quân đội và dân quân tự vệ.

Chức năng nhiệm vụ của Quân đội nhân dân Việt Nam:

Theo quy định tại Điều 25 Luật Quốc phòng 2018 về chức năng, nhiệm vụ của Quân đội nhân dân được quy định cụ thể như sau:

– Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.

Ngày 22 tháng 12 hằng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân.

– Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế – xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.

– Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu; một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.

quân đội nhân dân việt nam gồm lực lượng nào

– Tổ chức, nhiệm vụ, chế độ phục vụ và chế độ, chính sách của Quân đội nhân dân theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Chức năng cơ bản của Quân đội nhân dân:

Trong thời bình, Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện 3 chức năng cơ bản, đó là: đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân sản xuất. Trong đó:

Đội quân chiến đấu là nhiệm vụ then chốt của Quân đội nhân dân Việt Nam. Để hoàn thành nhiệm vụ này, Quân đội được tổ chức thành hai thành phần: Quân đội thường trực làm nòng cốt cùng lực lượng rộng rãi quần chúng vũ trang. Ba thứ quân: Bộ đội Chủ lực, Bộ đội Địa phương và Dân quân tự vệ.

Quân đội nhân dân tổ chức theo hướng tinh gọn, được trang bị các loại vũ khí, khí tài phù hợp, thường xuyên thực hành huấn luyện, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, vững vàng bản chất chính trị, nắm chắc tình hình đất nước, khu vực và quốc tế để có các biện pháp tác chiến phù hợp, đẩy mạnh hợp tác quốc tế; phân tích, dự báo đúng các tình huống, các nguy cơ có thể dẫn đến biến động chính trị; tham mưu với Đảng và Nhà nước có chủ trương và đối sách kịp thời, không để xảy ra bất ngờ về chiến lược.

Đội quân công tác (Công tác phục vụ nhân dân): Quân đội nhân dân luôn gắn bó mật thiết, đồng cam cộng khổ với nhân dân, có quan hệ máu thịt với nhân dân, là cầu nối vững chắc và tin cậy của chính quyền với nhân dân.

Là một trong các lực lượng nòng cốt trong công tác cứu hộ, cứu nạn, giúp dân phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, giảm nhẹ thiên tai, xả thân trong hiểm nguy để cứu tính mạng và tài sản của nhân dân.

Quân đội còn có nhiệm vụ vận động quần chúng, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của chính quyền, phản bác lại các luận điểm bóp méo, bôi nhọ, không đúng sự thật.

Giải quyết hậu quả chiến tranh bao gồm: Rà, phá bom mìn, tẩy độc môi trường và các chính sách sau chiến tranh. Tại những khu vực khó khăn, vùng sâu, vùng xa, quân đội chịu cả trách nhiệm thực hiện công tác dân vận, đi đầu trong xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội ở các vùng này, phổ cập giáo dục và chăm sóc y tế với người dân.

Đội quân sản xuất: Các đơn vị quân đội luôn tận dụng mọi tiềm năng, nguồn lực lao động, đất đai, kỹ thuật…để đẩy mạnh tăng gia sản xuất, tạo nguồn thực phẩm bổ sung tại chỗ, góp phần giữ ổn định và cải thiện đáng kể đời sống vật chất cho bộ đội.

Chức năng sản xuất của quân đội còn được thể hiện ở Các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp quốc phòng, các đơn vị làm kinh tế của quân đội…

Hoạt động sản xuất kinh tế của lực lượng quân đội còn hướng tới giúp dân khai hoang, cải tạo đồng ruộng, xây dựng ruộng lúa nước, trồng cỏ phục vụ chăn nuôi gia súc; hỗ trợ vốn làm nhà và cây con giống, giúp đỡ về kỹ thuật sản xuất, chống di dân và đón nhận dân ở tuyến sau đến định cư, giúp dân ổn định cuộc sống lâu dài.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty luật uy tín – Luật Trần và Liên Danh về quân đội nhân dân việt nam gồm lực lượng nào. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.